Cần cân nhắc trước khi muốn nhảy việc?

Thảo luận trong 'Việc làm - Tuyển dụng'

Giải pháp Quảng cáo trực tuyến, admarket, Truyền thông trực tuyến, 10/06/20: http://8888bong.com/, https://vn.moony.com/vi/home.html, 30/04/20: Chuyên thuốc kích dục TPHCM
  1. gngocha95

    gngocha95 Active Member

    Bài viết:
    1,314
    Đã được thích:
    0
    Nhìn thấy bạn bè trên mạng xã hội, người check-in công tác năm châu bốn bể, người suốt ngày du lịch Tây Tàu, người thì dăm bữa tiệc tùng trong nhà hàng sang trọng…, bạn lại tự hỏi:

    Tại sao họ có được công việc tốt thế? Sao mình cứ mãi chôn chân ở đây mà không tìm kiếm cơ hội khá hơn?

    Ý nghĩ biến thành hành động và bạn quyết định “nhảy việc”! Những hi vọng về một tương lai tươi sáng với vị trí mới phù hợp khả năng, sở thích, cùng chế độ đãi ngộ tốt và rộng đường thăng tiến khiến bạn nhắm mắt lao vào bất kì cơ hội nào “có vẻ khả quan”. Thế nhưng chỉ sau thời gian ngắn, bạn ngậm ngùi nhận ra “đời không như là mơ!” và câu ca thán “biết thế đã không…” cứ quẩn quanh mỗi khi một nỗi thất vọng mới ập về.

    Thiết lập những nguyên tắc trước khi nhảy việc sẽ giúp quyết định của bạn bớt phần cảm tính và quan trọng hơn, mở ra cơ hội tiếp cận những công việc thật sự đúng kỳ vọng.



    * Hãy học được điều gì đó

    Trước khi có quyết định nhảy việc, hãy đảm bảo rằng bạn đã học được điều gì đó từ công việc hiện tại. Đây cũng là điều mà nhà tuyển dụng ở công ty tiếp theo sẽ hỏi để xác định khả năng thu nạp kiến thức của bạn, cách bạn hòa nhập trong một môi trường làm việc hay khai thác góc nhìn lạ cùng kinh nghiệm ở một lĩnh vực mới từ bạn. Thậm chí, nó đôi khi còn thành lợi thế cạnh tranh khiến bạn được đánh giá cao hơn ứng viên khác.

    Thế thì đó là những điều gì?

    Đầu tiên, ngoài những kiến thức hiển nhiên về chuyên môn và các kĩ năng làm việc trong tập thể, hãy trau dồi thật nhiều hiểu biết về ngành, và càng bao quát hay càng sâu sát vấn đề, tình trạng thực tại càng tốt. Chẳng hạn như trong ngành bán lẻ, bạn có thể tìm hiểu điều gì đang chi phối nguồn cung thị trường, phản ứng của người tiêu dùng khi một thương hiệu ngoại quốc gia nhập, cách marketing hiệu quả đến các đối tượng khách hàng hay các công nghệ được ứng dụng trong quản lý hàng hóa,…

    Đồng thời, xây dựng các mối quan hệ quan trọng trong ngành để dù không còn ở vị trí cũ, bạn vẫn có sự hỗ trợ sau này. Tốt hơn, hãy nghĩ xem những kinh nghiệm này có thể ứng dụng thế nào vào công việc mới của bạn.

    Tiếp theo, hãy trau dồi cho mình một định hướng hay nguyên tắc làm việc. Chúng sẽ ảnh hưởng phần lớn đến các quyết định trong công việc hay là quy chuẩn chất lượng cho các sản phẩm của bạn. Đây cũng là yếu tố tạo sự khác biệt giữa bạn với các ứng viên khác.

    Khi bắt đầu một công việc chúng ta đều đặt ra những mục tiêu nhất định như tiền bạc, kiến thức, kỹ năng,… và nhiều người sẽ hỏi rằng “Có nên nhảy việc không khi chưa hoàn thành được mục tiêu đó?”. Đây là lúc bạn nên xét lại định hướng của mình để biết những thứ từ bỏ bây giờ có thực sự ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn hay có phải ưu tiên hiện tại của bạn không. Và dù cuối cùng quyết định từ bỏ, thì bạn sẽ học được gì qua việc này?

    * Tìm hiểu kỹ mình muốn gì ở công việc mới

    Trước khi quyết định thay đổi nghề nghiệp hãy xác định rõ bạn thực sự muốn gì. Hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Mình đang ở đâu trong nấc thang sự nghiệp và mục tiêu sắp tới của mình là gì? Từ đó bạn sẽ biết mình cần trau dồi những kỹ năng hay kinh nghiệm gì và nơi nào sẽ phù hợp để xây dựng và phát triển chúng.


    Mỗi công việc đều sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng so với công việc cũ. Hiểu rõ ưu tiên của mình giúp bạn quyết định đúng đắn hơn giữa vô vàn lựa chọn công việc cũng như trụ vững hơn trước những thử thách được đề ra trong vị trí mới.

    Những câu hỏi cụ thể từ World Economic Forum để so sánh môi trường làm việc, người quản lý, cách đánh giá hay cơ hội được thử thách giữa các công việc sẽ giúp bạn xác định tốt hơn đâu thực sự là bến đỗ kế tiếp trong sự nghiệp.

    * Luôn giữ liên lạc với các mối quan hệ từ công việc cũ

    Nếu đã quyết định chọn một công việc mới, đừng dứt áo ra đi. Các mối quan hệ bạn có từ mỗi công việc nhiều khi còn giá trị hơn rất nhiều chính những công việc đó. Việc duy trì và phát triển các mối quan hệ hiện tại đã có thể bắt đầu trước cả khi bạn chính thức rời công ty.

    Hãy tận tình và chu đáo trong quá trình bàn giao, ghi chú lại những điều cần lưu ý cho người tiếp nhận và trả lời mọi câu hỏi họ cần để vận hành công việc trơn tru. Không chỉ người trực tiếp được bàn giao từ bạn mà cả những cấp trên hay người có liên quan mật thiết đến vị trí cũ của bạn cũng sẽ có cái nhìn tích cực và đánh giá tốt về năng lực cùng sự chu toàn của bạn.

    Chào hỏi tận tình và dành thời gian cảm ơn hay khích lệ những người đã gắn bó cùng bạn trong suốt thời gian qua cũng là một cách để lưu lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người. Chủ động đặt các cuộc hẹn hay thông báo cách để liên lạc với bạn sau này là một trong những thao tác đơn giản giúp duy trì tương tác giữa hai bên. Bạn không bao giờ biết khi nào sẽ cần một đối tác mới, một lời giới thiệu, khách hàng hoặc thậm chí là nhân viên trong tương lai.


    * Hãy sẵn sàng về tài chính

    Nhiều người đã tính chuyện nghỉ việc dù chưa có bất kì kế hoạch nào để trang trải cuộc sống trong quá trình chuyển sang công việc mới. Không phải lúc nào việc chuyển đổi cũng nhanh chóng, suôn sẻ như mong đợi. Ngoài việc tìm hiểu thật cụ thể về các vấn đề lương thưởng, chế độ từ công ty mới, hãy dành thời gian trao đổi với những người có kinh nghiệm trong ngành bạn muốn gia nhập để hiểu rõ những yêu cầu cần thiết về mặt tài chính, nhất là trong giai đoạn đầu của công việc.
    :
    Đang tải...

Chia sẻ trang này