Công việc của một trưởng phòng kinh doanh là gì?

Thảo luận trong 'Việc làm - Tuyển dụng'

  1. gngocha95

    gngocha95 Active Member

    Điều gì tạo nên một trưởng phòng kinh doanh giỏi? Kỹ năng giao tiếp tốt? Kinh nghiệm làm việc phong phú? Hay sự cống hiến hết mình cho công việc? Câu hỏi này hoàn toàn không đơn giản, cũng không đúng với tất cả mọi người. Đó là một thói quen. Một trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ khai thác hết tiềm năng của bản thân bằng cách làm những việc đúng đắn mỗi ngày. Dưới đây là 5 công việc bạn cần làm mỗi ngày nếu muốn trở thành một trưởng phòng kinh doanh thực sự xuất sắc.
    Trưởng phòng kinh doanh là người đảm nhiệm chức vụ quan trọng, quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, để có được vị trí trưởng phòng kinh doanh người làm việc phải có trình độ chuyên môn tốt, nhạy bén và có khả năng tổ chức lãnh đạo. Nội dung công việc cơ bản của một trưởng phòng kinh doanh như sau:

    1. Đánh giá kênh bán hàng

    Kênh phân phối bán hàng là mạch máu nuôi sống bất kỳ tổ chức nào, cung cấp cho đội ngũ kinh doanh những cơ hội lớn trong quá trình làm việc. Một khi kênh phân phối đình trệ, có thể dự đoán được doanh số không thể khả quan.

    Một trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ không bao giờ để cho điều này xảy ra. Họ luôn theo dõi hệ thống bán hàng mở, kéo dài trong một vài tháng tới. Họ biết chính xác tỷ lệ kênh bán hàng với hạn ngạch lý tưởng là bao nhiêu, do đó nắm rõ họ cần bao nhiêu kênh phân phối để đạt được mục tiêu doanh số đặt ra. Nếu thấy kênh bán hàng trì trệ, họ có hàng loạt các chiến lược tạo kênh bán hàng dự trù để chuyển đổi nếu cần, có được kỹ năng đánh giá kênh bán hàng tốt chắc chắn bạn sẽ trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, gặt hái được nhiều thành công trong quá trình làm việc

    Đăng tin tuyển dụng như thế nào để thu hút ứng viên nộp cv, tham khảo thêm https://ictnews.vn/trang-chinh/trang-nhat/5-bi-quyet-dang-tin-tuyen-dung-thu-hut-nhan-tai-174620.ict


    2. Tìm kiếm và nắm bắt cơ hội

    Đánh giá kênh bán hàng là một cơ hội tuyệt vời để trưởng phòng kinh doanh nắm bắt và xem trong trường hợp nào cần hỗ trợ nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, lưu ý rằng nhiều trưởng phòng kinh doanh mắc sai lầm khi nắm bắt cơ hội đang ở thời kỳ thoái trào, với những cơ hội kiểu này, đã quá muộn để họ đã tạo bất kỳ tác động tích cực nào. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những cơ hội ở giai đoạn đầu, trong đó bạn có thể tận dụng kinh nghiệm trong quá khứ, kết nối mạng lưới hay một số phương thức khác để giúp nhân viên chốt đơn hàng. Trường phòng kinh doanh giỏi không phải chỉ ngồi văn phòng và chỉ đạo từ xa, họ sẵn sàng bắt tay vào công việc, nắm bắt các cơ hội và đi tiên phong để tìm kiếm cơ hội.

    3. Quan sát, đánh giá hoạt động của đội ngũ bán hàng

    Dành một khoảng thời gian trong ngày để đi xung quanh phòng để nhìn và lắng nghe hoạt động của nhân viên phòng kinh doanh là một thói quen tốt. Có bao nhiêu trưởng phòng kinh doanh có thể tìm hiểu bằng cách dùng mắt để nhìn và dùng tai để lắng nghe? Tìm hiểu những điều (cả tốt lẫn xấu) mà nhân viên phòng kinh doanh đang làm và ghi chú lại để đánh giá trong thời gian tới. Lưu ý không chỉ giới hạn ở kỹ năng bán hàng mà bạn còn nền quan sát kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm và tình hữu nghị giữa các nhân viên trong phòng để đưa ra đánh giá toàn diện và thuyết phục hơn. Đánh giá tốt được hoạt động của đội ngũ bán hàng đây là một kỹ năng mềm trong kinh doanh không thể thiếu, nếu bạn là một nhà quản lý có đầu óc tinh tế, đánh giá tốt đội ngũ bán hàng chắc chắn bạn sẽ được chiến lược kinh doanh và phát triển hoạt động bán hàng của mình một cách tốt nhất.

    4. Đào tạo đại diện kinh doanh

    Một việc quan trọng cần làm sau công việc quan sát, đánh giá nhân viên là các buổi đào tạo 1-1 cho từng đại diện bán hàng. Bạn nên dành thời gian để gặp từng đại diện tối thiếu một lần một tuần để nói về các kỹ năng cụ thể hoặc điểm yếu của họ. Phát triển văn hóa đào tạo bán hàng mạnh là công tác không thể thiếu trong các tổ chức kinh doanh. Lên lịch đào tạo hàng tuần với nhân viên và nhận báo cáo kết quả bán hàng từ họ, thu lại số liệu và tập trung vào cải thiện các kỹ năng cụ thể cho từng nhân viên.

    5. Gặp trưởng phòng marketing

    Chúng ta đều biết tầm quan trọng của liên kết hoạt động bán hàng và marketing, nhưng một số trưởng phòng kinh doanh lại luôn cho mình là đúng. "Tôi không có thời gian gặp trưởng phòng marketing" là câu bạn không bao giờ nghe được từ một trưởng phòng kinh doanh tài ba.

    Một khởi đầu tốt là gặp người đồng cấp phòng marketing của bạn ít nhất một lần trong ngày, thậm chí chỉ là uống cafe với nhau. Nói về loại chiến lược marketing đang chạy trong tuần này, đảm bảo quy trình trao đổi dẫn đến hoạt động bán hàng vẫn tiến hành suôn sẻ và đảm bảo hai bên vẫn đáp ứng tất cả khía cạnh của Cam kết Chất lượng Dịch vụ SLA.

    Nhìn chung công việc của một trưởng phòng kinh doanh cần phải đảm nhiệm khá nhiều, do đó bắt buộc trưởng phòng kinh doanh phải có trình độ chuyên môn cao, cũng giống như trưởng phòng marketing, phải là những người có trình độ kinh nghiệm cao mới đảm nhiệm được, về cơ bản những công việc mà trưởng phòng kinh doanh cần làm thì trưởng phòng, nhân viên marketing cần phải đảm nhiệm cũng như học hỏi.

    Những chia sẻ về công việc trưởng phòng kinh doanh hy vọng đã giúp cho các bạn ứng viên làm đơn xin việc làm trưởng phòng kinh doanh có hiểu và nắm được các thông tin quan trọng để trong quá trình làm đơn xin việc có thể được nhà tuyển dụng quan tâm và đánh giá cao.

    Nguồn: http://daidoanket.vn/
    :
    Đang tải...
  2. Hedvig

    Hedvig Member

    Bên bạn có tuyển Ctv hay bạn trên mạng ko đồ bơi chipi

Chia sẻ trang này